Những quy định về xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhiều người, đặc biệt là đối với những người nghiện hút thuốc lá. Theo Nghị định 117/2020/ND-CP (có hiệu lực từ 15/11/2020), hành vi hút thuốc lá tại những địa điểm CẤM có thể bị xử phạt hành chính lên đến 500.000 đồng.
[Hình Ảnh] Hút Thuốc Lá Nơi Công Cộng
Hút thuốc lá không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người hút, mà hành vi này còn làm hại những người xung quanh, đặc biệt là đối với mẹ bầu và em nhỏ. Tác hại của hút thuốc lá rất ghê gớm, nó có thể là nguyên nhân gây nên một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, ảnh hưởng đến gan, da, bàng quang, ung thư ở các mô hô hấp,…Chưa hết, những người hút thuốc lá thụ động sẽ dễ mắc các bệnh suy tim, lao phổi, xơ vữa động mạch, các căn bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư vòm họng,…
Thế nhưng, hàng ngày, vẫn có không ít người “vô tư” hút thuốc lá nơi công cộng, tại những địa điểm cấm như bệnh viện, trường học, tại các cơ quan làm việc,… Để có cái nhìn toàn diện hơn, bạn hãy theo dõi những hình ảnh được chúng tôi tổng hợp ngay sau đây:
Quy Định Xử Phạt Hành Vi Hút Thuốc Lá Nơi Công Cộng
Tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng – 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Ngoài ra, một số hành vi vi phạm khác về địa điểm cấm hút thuốc lá bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không có chữ hoặc biểu tượng “CẤM HÚT THUỐC LÁ” tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật;
+ Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:
+ Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
+ Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;
+ Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát;
+ Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
Quy Định Địa Điểm Cấm Hút Thuốc Lá
Tại Điều 11, 12 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định địa điểm cấm hút thuốc lá như sau:
Điều 11. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
a) Cơ sở y tế;
b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
a) Nơi làm việc;
b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;
c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này.
3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
Điều 12. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:
a) Khu vực cách ly của sân bay;
b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;
c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;
c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.
4. Chính phủ quy định chuyển địa điểm tại khoản 1 Điều này thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ.
Bỏ Thuốc Lá Là Cách Tốt Nhất Để Không Bị Phạt
Như đã đề cập, xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng có thể lên đến 500.000 đồng. Tất nhiên, việc “mất tiền” cho khoản chi không đáng khiến bạn “nhớ đời”. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không tái phạm. Vậy tại sao bạn không chọn cách bỏ thuốc lá vĩnh viễn để không phải chịu khoản phạt không đáng có này.
Có nhiều cách để bạn tự cai thuốc lá tại nhà, trong đó, sử dụng nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị được nhiều người áp dụng và đã thành công. Cai thuốc lá Thanh Nghị được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên gồm bồ công anh; tơm trơng; kim ngân hoa; cúc hoa; quế nhục; cam thảo; đại hồi, nước cất,… Do đó, sản phẩm hoàn toàn lành tính, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Nước súc miệng Thanh Nghị giúp đào thải hoàn toàn độc tố nicotine và các chất độc hại khác ra khỏi vòm miệng. Bên cạnh đó, mùi vị đặc trưng của cai thuốc lá Thanh Nghị sẽ làm mất đi vị ngon của thuốc lá, từ đó giúp bạn bỏ thuốc lá hiệu quả chỉ trong 5 – 7 ngày. Ngoài ra, các thành phần trong cai thuốc lá Thanh Nghị còn giúp làm giảm các triệu chứng cai thuốc lá, làm sạch miệng, thơm miệng, chắc răng,…
Để được hỗ trợ và tư vấn, liên hệ ngay với chúng tôi:
Có thể bạn quan tâm
Xử Phạt Hút Thuốc Lá Nơi Công Cộng Như Thế Nào?
Bỏ Thuốc Lá Dễ Hay Khó?
Thời Điểm Hút Thuốc Lá Có Hại Nhất
Bao Nhiêu Tuổi Thì Được Hút Thuốc Lá?